Y học Lactobacillus casei

Thức uống đã được thương mại chứa khuẩn L. casei Shirota đã được chứng minh là có khả năng ức chế Helicobacter pylori trong những thí nghiệm trong ống nghiệm, nhưng thức uống này đưa vào thử nghiệm trên người ở cỡ mẫu nhỏ thì khuẩn lạc H. pylori chỉ giảm nhẹ và xu hướng này không có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê.[2] Một số chủng L. casei được công nhận là probiotic và có thể có hiệu quả trong việc làm giảm các bệnh do vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những lợi ích này phải được chứng minh riêng từng chủng – đòi hỏi những nghiên cứu lâm sàng trên người có giá trị.[3] L. casei kết hợp với các chủng vi khuẩn probiotic khác trong các thử nghiệm ngẫu nhiên để nghiên cứu hiệu quả của chúng trong việc ngăn chặn bệnh tiêu chảy do kháng sinh (antibiotic-associated diarrhea – AAD) và chủng gây bệnh Clostridium difficile (CDI), và trong những bệnh nhân tham gia thử nghiệm, những người không sử dụng giả dược có tỉ lệ bị mắc AAD hoặc CDI thấp hơn so với những người sử dụng giả dược (theo kết quả thử nghiệm) mà không gặp phải tác dụng phụ nào.[4] Hơn nữa, thử nghiệm cũng cho thấy thời gian hồi phục ngắn hơn đáng kể ở trẻ em bị tiêu chảy cấp (chủ yếu do rotavirus) khi điều trị bằng nhiều chủng L. casei khác nhau so với trẻ được cho sử dụng giả dược.[5] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng Lactobacillus là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả tiêu chảy cấp và nhiễm trùng.[6] Trong sản xuất thực phẩm, L. casei có thể sử dụng được trong lên men tự nhiên các loại đậu để giảm các chất gây đầy hơi khi tiêu hóa.[7]